Bí ẩn thanh kiếm của Việt vương Câu Tiễn
Kiếm của Việt vương Câu Tiễn (越王句践剑) không gỉ sau hơn 2.300 năm, được mệnh danh "Thiên hạ đệ nhất kiếm" ở Trung Quốc.
Theo Xinhua, cổ vật là một trong bảo bối được chú ý nhất của Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc, gây tò mò với nhiều người. Trên Weibo, nhiều khán giả cho biết khi tới đây, họ không thể không chiêm ngưỡng tác phẩm. Kiếm đạt trình độ cao bậc nhất về nghệ thuật trạm trổ, điêu khắc thời Xuân Thu Chiến Quốc đồng thời là dấu son của nghệ thuật thư pháp, bởi các chữ được khắc trên cổ vật.
Qua khảo cứu, giới chuyên môn xác định hai dòng chữ khắc trên thanh kiếm là "Việt vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm", loại chữ là Điểu Triện. Cổ vật được làm chủ yếu từ đồng điếu, dài 56 cm, rộng 4,6 cm. Phần cán được khảm lưu ly màu lam - một loại đá quý thời cổ đại.
Một trong câu hỏi nhiều người thắc mắc là trong lịch sử, Việt Vương sống ở vùng Chiết Giang, Trung Quốc ngày nay, vì sao kiếm của ông lại được phát hiện ở Hồ Bắc? Theo các nhà nghiên cứu, kiếm được tìm thấy trong ngôi mộ điển hình của người nước Sở. Chủ mộ dòng dõi quý tộc, sống giữa thời Chiến Quốc. Kiếm là một trong bảo bối được mai táng cùng nhân vật này.
Hiện các học giả tranh luận hai lý do. Lý do thứ nhất liên quan cuộc hôn nhân chính trị. Vua nước Sở từng cưới con gái của Câu Tiễn làm phi tần, có thể Câu Tiễn trao kiếm cho con làm của hồi môn, vì thế thanh kiếm chu du sang nước Sở, vào tay thành viên của vương tộc.
Một số học giả lại cho rằng thanh kiếm là chiến lợi phẩm mà người nước Sở đoạt được từ nước Việt.
Lý do thanh kiếm sắc bén cũng được nhiều người quan tâm. Sau khi đưa kiếm ra khỏi ngôi mộ, một nhà khảo cổ rất cẩn thận nhưng vô tình đứt tay vì chạm vào lưỡi kiếm. Để thử độ bén, các nhà khảo cổ xếp chồng 16 trang giấy trắng lên nhau, bất ngờ vì kiếm chém đứt chồng giấy chỉ với một lần chặt.
Theo các nhà nghiên cứu, kiếm được làm bằng chất liệu tốt, ít tạp chất. Thợ đúc kiếm sáng tạo phương thức tổng hợp kim loại, rèn đúc đạt trình độ tinh xảo. Ngoài ra, bao kiếm sơn mài thô làm tốt nhiệm vụ bảo vệ thanh kiếm bên trong, giúp chống ẩm, chống ăn mòn.
Hơn nữa, môi trường đất ở khu mộ ít oxy, lớp thạch cao của quan tài giúp ngăn cách thanh kiếm với thế giới bên ngoài, bảo vệ cổ vật. Đến nay, các nhà khoa học vẫn nghiên cứu phương pháp chế tác, các yếu tố khiến cổ vật bất hủ sau hàng nghìn năm.
Tác phẩm từng được đưa ra nước ngoài triển lãm nhưng từ năm 2014, kiếm Câu Tiễn được đưa vào danh sách cổ vật không được phép xuất cảnh.
Việt vương Câu Tiễn trị vì từ năm 496 tới 465 trước công nguyên. Nước Việt, còn gọi là Ư Việt, là một chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu và Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Lãnh thổ này tương ứng vùng Chiết Giang ngày nay. Vào thời Chiến Quốc, quốc gia này bị nước Sở tiêu diệt.
Có nhiều Việt vương, trong đó Câu Tiễn nổi tiếng nhất với điển tích "nếm mật nằm gai", chỉ việc vua nằm ngủ trên gai, nếm vị đắng của mật để không quên nỗi nhục đầu hàng quân Ngô. Nhờ chịu đựng gian khổ, Câu Tiễn đánh bại nước Ngô, báo thù cho nước Việt.
(Thanh kiếm của Câu Tiễn)
Hồi tháng 6, bài nghiên cứu lịch sử thanh kiếm trên CCTV gây sốt, thu hút hàng triệu lượt xem. Tác phẩm được mệnh danh "Thiên hạ đệ nhất kiếm" vì nhiều yếu tố. Khi khai quật tại ngôi mộ trên núi Vọng ở Giang Lăng, tỉnh Hồ Bắc năm 1965, giới khảo cổ từng sững sờ vì khi rút kiếm khỏi bao, cổ vật vẫn sáng, lưỡi kiếm sắc bén, không hề bị gỉ sét dù trải qua hai thiên niên kỷ dưới lòng đất.Qua khảo cứu, giới chuyên môn xác định hai dòng chữ khắc trên thanh kiếm là "Việt vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm", loại chữ là Điểu Triện. Cổ vật được làm chủ yếu từ đồng điếu, dài 56 cm, rộng 4,6 cm. Phần cán được khảm lưu ly màu lam - một loại đá quý thời cổ đại.
Một trong câu hỏi nhiều người thắc mắc là trong lịch sử, Việt Vương sống ở vùng Chiết Giang, Trung Quốc ngày nay, vì sao kiếm của ông lại được phát hiện ở Hồ Bắc? Theo các nhà nghiên cứu, kiếm được tìm thấy trong ngôi mộ điển hình của người nước Sở. Chủ mộ dòng dõi quý tộc, sống giữa thời Chiến Quốc. Kiếm là một trong bảo bối được mai táng cùng nhân vật này.
Hiện các học giả tranh luận hai lý do. Lý do thứ nhất liên quan cuộc hôn nhân chính trị. Vua nước Sở từng cưới con gái của Câu Tiễn làm phi tần, có thể Câu Tiễn trao kiếm cho con làm của hồi môn, vì thế thanh kiếm chu du sang nước Sở, vào tay thành viên của vương tộc.
Một số học giả lại cho rằng thanh kiếm là chiến lợi phẩm mà người nước Sở đoạt được từ nước Việt.
Lý do thanh kiếm sắc bén cũng được nhiều người quan tâm. Sau khi đưa kiếm ra khỏi ngôi mộ, một nhà khảo cổ rất cẩn thận nhưng vô tình đứt tay vì chạm vào lưỡi kiếm. Để thử độ bén, các nhà khảo cổ xếp chồng 16 trang giấy trắng lên nhau, bất ngờ vì kiếm chém đứt chồng giấy chỉ với một lần chặt.
(Phần lưỡi thanh kiếm)
Theo các nhà nghiên cứu, kiếm được làm bằng chất liệu tốt, ít tạp chất. Thợ đúc kiếm sáng tạo phương thức tổng hợp kim loại, rèn đúc đạt trình độ tinh xảo. Ngoài ra, bao kiếm sơn mài thô làm tốt nhiệm vụ bảo vệ thanh kiếm bên trong, giúp chống ẩm, chống ăn mòn.
Hơn nữa, môi trường đất ở khu mộ ít oxy, lớp thạch cao của quan tài giúp ngăn cách thanh kiếm với thế giới bên ngoài, bảo vệ cổ vật. Đến nay, các nhà khoa học vẫn nghiên cứu phương pháp chế tác, các yếu tố khiến cổ vật bất hủ sau hàng nghìn năm.
Tác phẩm từng được đưa ra nước ngoài triển lãm nhưng từ năm 2014, kiếm Câu Tiễn được đưa vào danh sách cổ vật không được phép xuất cảnh.
Việt vương Câu Tiễn trị vì từ năm 496 tới 465 trước công nguyên. Nước Việt, còn gọi là Ư Việt, là một chư hầu của nhà Chu thời Xuân Thu và Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Lãnh thổ này tương ứng vùng Chiết Giang ngày nay. Vào thời Chiến Quốc, quốc gia này bị nước Sở tiêu diệt.
Có nhiều Việt vương, trong đó Câu Tiễn nổi tiếng nhất với điển tích "nếm mật nằm gai", chỉ việc vua nằm ngủ trên gai, nếm vị đắng của mật để không quên nỗi nhục đầu hàng quân Ngô. Nhờ chịu đựng gian khổ, Câu Tiễn đánh bại nước Ngô, báo thù cho nước Việt.
(Nguồn: https://vnexpress.net/bi-an-thanh-kiem-cua-viet-vuong-cau-tien-4633763.html)
Nhận xét
Đăng nhận xét