Lễ Thất tịch của Trung Quốc
“Thất tịch tiết” 七夕节 còn gọi là “Khất xảo tiết” 乞巧节 hoặc “Nữ nhi tiết” 女儿节, thời gian là vào mùng 7 tháng 7 âm lịch, đây là một tiết nhật mang màu sắc lãng mạn nhất trong số những tiết nhật truyền thống Trung Quốc, cũng là tiết nhật mà trước đây giới nữ rất coi trọng.
Hán thái nữ thường dĩ thất nguyệt thất nhật xuyên thất khổng châm vu Khai Khâm lâu, nhân câu tập chi (1).
汉彩女常以七月七日穿七孔针于开襟楼,人俱习之 (1).
(Các cung nữ đời Hán thường mỗi năm vào ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch xỏ kim Thất khổng nơi lầu Khai Khâm. Đối với việc này, mọi người đều bắt chước theo.)
Đây là ghi chép sớm nhất trong văn hiến cổ đại có liên quan đến khất xảo.
Khất xảo tiết bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ 牛郎织女:
Chức Nữ 织女 là con gái của Thiên Đế, sau xuống phàm trần kết hôn với Ngưu Lang 牛郎, sinh được một trai một gái. Về sau Vương Mẫu Nương Nương 王母娘娘 sai người đi bắt Chức Nữ, đồng thời vạch ra dải thiên hà giữa hai người, chỉ cho phép hai người mỗi năm vào ngày mùng 7 tháng 7 được gặp nhau một lần tại “Thước kiều” 鹊桥.
Theo truyền thuyết, Chức Nữ là một tiên nữ thông minh khéo tay, cho nên hàng năm gặp ngày mùng 7 tháng 7 các cô gái chốn trần gian vào đêm đó hướng đến Chức Nữ xin được thông tuệ và khéo tay, đồng thời cầu xin Chức Nữ ban cho mối lương duyên mĩ mãn, đó chính là nguồn gốc của “Khất xảo tiết”.
Theo truyền thuyết, vào đêm Thất tịch, ngẩng đầu lên người ta có thể nhìn thấy Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau bên dải Ngân hà, và dưới giàn cây trái còn có thể nghe được những lời tình cảm của hai người. Câu chuyện này cùng với Mạnh Khương truyện 孟姜传, Bạch xà truyện 白蛇传, Lương Chúc 梁祝 được gọi chung là “Trung Quốc tứ đại truyền thuyết” 中国四大传说.
Chú của người dịch
1- Theo “Tây kinh tạp kí” 西京雜記 do Thành Lâm 成林 và Trình Chương Xán 程章燦 dịch chú, thì câu này là:
Hán thái nữ thường dĩ thất nguyệt thất nhật xuyên thất khổng châm ư Khai Khâm lâu, câu dĩ tập chi (1).
漢漢彩女常以七月七日穿七孔針於開襟樓,俱以習之 (1).
“Khất xảo” 乞巧 (xin được khéo tay) bắt nguồn từ đời Hán. Trong Tây kinh tạp kí 西京杂记 của Cát Hồng 葛洪 thời Đông Tấn có chép:
Hán thái nữ thường dĩ thất nguyệt thất nhật xuyên thất khổng châm vu Khai Khâm lâu, nhân câu tập chi (1).
汉彩女常以七月七日穿七孔针于开襟楼,人俱习之 (1).
(Các cung nữ đời Hán thường mỗi năm vào ngày mồng 7 tháng 7 âm lịch xỏ kim Thất khổng nơi lầu Khai Khâm. Đối với việc này, mọi người đều bắt chước theo.)
Đây là ghi chép sớm nhất trong văn hiến cổ đại có liên quan đến khất xảo.
Khất xảo tiết bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ 牛郎织女:
Chức Nữ 织女 là con gái của Thiên Đế, sau xuống phàm trần kết hôn với Ngưu Lang 牛郎, sinh được một trai một gái. Về sau Vương Mẫu Nương Nương 王母娘娘 sai người đi bắt Chức Nữ, đồng thời vạch ra dải thiên hà giữa hai người, chỉ cho phép hai người mỗi năm vào ngày mùng 7 tháng 7 được gặp nhau một lần tại “Thước kiều” 鹊桥.
Theo truyền thuyết, Chức Nữ là một tiên nữ thông minh khéo tay, cho nên hàng năm gặp ngày mùng 7 tháng 7 các cô gái chốn trần gian vào đêm đó hướng đến Chức Nữ xin được thông tuệ và khéo tay, đồng thời cầu xin Chức Nữ ban cho mối lương duyên mĩ mãn, đó chính là nguồn gốc của “Khất xảo tiết”.
Theo truyền thuyết, vào đêm Thất tịch, ngẩng đầu lên người ta có thể nhìn thấy Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau bên dải Ngân hà, và dưới giàn cây trái còn có thể nghe được những lời tình cảm của hai người. Câu chuyện này cùng với Mạnh Khương truyện 孟姜传, Bạch xà truyện 白蛇传, Lương Chúc 梁祝 được gọi chung là “Trung Quốc tứ đại truyền thuyết” 中国四大传说.
Chú của người dịch
1- Theo “Tây kinh tạp kí” 西京雜記 do Thành Lâm 成林 và Trình Chương Xán 程章燦 dịch chú, thì câu này là:
Hán thái nữ thường dĩ thất nguyệt thất nhật xuyên thất khổng châm ư Khai Khâm lâu, câu dĩ tập chi (1).
漢漢彩女常以七月七日穿七孔針於開襟樓,俱以習之 (1).
(Nguồn: https://www.chuonghung.com/2023/08/dich-thuat-that-tich.html)
Nhận xét
Đăng nhận xét